Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 20h
  • Từ T2 - CN

15 Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hôi miệng

Bệnh hôi miệng khiến cho hơi thở của chúng ta có mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống. Tình trạng trên xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm nướu, viêm nha chu, vệ sinh răng miệng kém, viêm amidan… Bạn có thể khắc phục chứng hôi miệng bằng các mẹo dân gian, dùng thuốc chuyên biệt hoặc đến trực tiếp phòng khám nha khoa.

1. Hôi miệng là gì?

Theo chia sẻ của bác sĩ hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu, thường xuất phát từ trong khoang miệng.

Nó thường xảy ra bởi sự tích tụ của vi khuẩn trong miệng hoặc do một số nguyên nhân khác như ăn uống, hút thuốc, sử dụng thuốc hoặc bệnh lý nào đó. Đây là tình trạng khá phổ biến, chiếm đến 40% dân số Việt Nam.

Tuy rằng, bệnh hôi miệng không gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng hơi thở có mùi hôi khó ngửi dễ làm cho chúng ta cảm thấy e ngại, tự ti trong giao tiếp với người khác.

Tình trạng trên nếu kéo dài và ở mức độ nặng còn làm giảm chất lượng cuộc sống, cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của bạn. Nhất là đối với những người thường xuyên phải gặp gỡ khách hàng hay các công việc phải giao tiếp nhiều như người dẫn chương trình, diễn viên, ca sĩ…

hoimienglagi1

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu

2. Những nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng phổ biến

Như đã chia sẻ ở phần trên, hôi miệng là tình trạng dễ dàng xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan cho tới khách quan khác nhau.

Thế nhưng về cơ bản, bác sĩ nha khoa vẫn thường phân loại các nguyên nhân gây hôi miệng thành 3 nhóm chính là yếu tố từ bên ngoài, bệnh lý răng miệng và yếu tố từ bên trong cơ thể.

2.1.  Các nguyên nhân làm miệng bị hôi từ bên ngoài

Đầu tiên là nhóm nguyên nhân gây hôi miệng từ bên ngoài, bao gồm sử dụng thực phẩm có mùi, hút thuốc – uống rượu bia nhiều, hay uống cà phê, vệ sinh răng miệng kém, mắc dị vật ở mũi và răng giả – khí cụ niềng răng có vấn đề.

2.1.1. Sử dụng thực phẩm có mùi

Sử dụng thực phẩm có mùi là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến nhất.

Các loại thực phẩm chứa các hợp chất gây mùi khó chịu như hợp chất sulfur (có trong tỏi, hành, củ cải, bắp cải),  hợp chất nitrogen (chứa trong cá, tôm, trứng), hợp chất tannin (chứa trong rượu vang đỏ, trà) và một số hợp chất tạo ra mùi khác.

Những thực phẩm trên khi tiêu thụ sẽ được hấp thụ bởi máu và đi vào phổi, sau đó đào thải qua đường hô hấp, gây ra mùi hôi trong miệng.

Chưa kể, việc ăn uống các loại thực phẩm gây mùi cũng có thể làm giảm lượng nước bọt trong miệng, dẫn đến khô miệng và hơi thở khó chịu.

Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí Clinical Oral Investigations vào năm 2019 đã tìm hiểu về ảnh hưởng của tỏi đối với hơi thở và sự hình thành mảng bám trên răng.

Nghiên cứu trên đã cho thấy rằng sử dụng tỏi có thể gây hôi miệng và tăng nguy cơ hình thành mảng bám trên răng hơn 30%.

sudungthucphamcomui

Sử dụng thực phẩm có mùi

2.1.2. Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều

Hút thuốc lá và uống rượu bia thường xuyên cũng khiến cho hơi thở của bạn có mùi hôi khó chịu, kéo dài.

Thuốc lá chứa các hợp chất độc hại, gây kích thích niêm mạc miệng, làm giảm lượng nước bọt và gây ra hôi miệng. Hơn thế, chúng còn tăng nguy cơ men răng bị mài mòn, gây ố vàng, xỉn màu mất thẩm mỹ.

Tương tự, uống rượu bia nhiều cũng làm cho bạn bị hôi miệng. Bởi trong rượu bia có chứa cồn sẽ làm khô miệng và gây kích thích cho niêm mạc miệng.

2.1.3. Hay uống cà phê

Cà phê là một thức uống phổ biến và được yêu thích trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều cà phê thường xuyên, nó có thể gây hôi miệng.

Trong cà phê chứa một lượng không nhổ caffeine – một chất kích thích, gây khô miệng và giảm lượng nước bọt trong miệng. Khi miệng khô, nó sẽ dễ dàng để vi khuẩn gây hôi miệng phát triển, tăng sinh nhanh chóng.

Ngoài ra, màu sắc của cà phê có rất dễ gây ra màu vàng, màu nâu trên răng. Nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách, hàm răng của bạn sẽ ngày càng xỉn màu làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cả khuôn mặt.

2.1.4. Vệ sinh răng miệng kém

Khi bạn không chải răng, súc miệng, sử dụng chỉ nha khoa đúng cách, thức ăn và vi khuẩn sẽ tích tụ trong miệng, trên răng một cách nhanh chóng. Từ đó, chúng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển.

Các mảng bám trên răng chứa hàng tỷ vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn gây hôi miệng. Chỉ cần bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách trong một khoảng thời gian dài, mảng bám răng sẽ dày đặc, khó loại bỏ, gây ra hôi miệng và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác.

Hơn thế, vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh lý răng nướu như sâu răng, áp xe, viêm quanh răng, viêm nướu và viêm nha chu.

vesinhrangmiengkem
Vệ sinh răng miệng kém

2.1.5. Mắc dị vật ở mũi (thường xảy ra ở trẻ em)

Mắc dị vật ở mũi là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng ở trẻ em rất phổ biến. Trẻ em thường có xu hướng chơi đùa và đưa các vật nhỏ vào mũi, ví dụ như hạt đỗ, bông, giấy…

Nếu các vật dụng đó không được loại bỏ kịp thời, chúng có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn và gây nhiễm trùng trong mũi, lâu ngày sẽ dẫn đến chứng hôi miệng cùng các vấn đề sức khỏe khác.

Trong trường hợp, phụ huynh thấy bé có triệu chứng hôi miệng và dấu hiệu mắc dị vật trong mũi, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên khoa tai mũi họng để được loại bỏ dị vật càng sớm càng tốt.

2.1.6. Răng giả hoặc khí cụ niềng răng có vấn đề

Nếu bạn đang sử dụng răng giả hoặc niềng răng và cảm thấy có mùi hôi từ miệng, nguyên nhân có thể đến từ chính những thiết bị đó.

Răng giả hoặc các khí cụ chỉnh nha có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra hôi miệng. Nhất là khi bạn lại vệ sinh răng miệng một cách qua loa, không theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

Đặc biệt, đối với những bạn phục hình bằng răng sứ kim loại, sau một thời gian sử dụng, do tình trạng oxy hóa của mão sứ dễ khiến cho răng nướu bị kích ứng và tạo mùi trong khoang miệng.

2.2. Các nguyên nhân làm hơi thở có mùi từ bệnh lý răng miệng

Trên thực tế, hôi miệng rất có thể là một trong những triệu chứng đặc thù của một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, khô miệng – khô lưỡi hoặc viêm nướu, viêm nha chu.

2.2.1. Sâu răng

Sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng. Khi bị sâu răng, vi khuẩn sẽ tấn công men răng và gây ra sự phân hủy, dẫn đến việc tạo ra khí thải có mùi hôi.

Các mảng bám và thức ăn thừa còn sót lại trong khoang miệng cũng có thể làm tăng nguy cơ hôi miệng khi bạn đang bị sâu răng. Do các lỗ sâu răng hình thành trên bề mặt răng nên sẽ tạo điều kiện giúp các mảng bám, thức ăn thừa dễ dàng tích tụ lại.

Khi bệnh lý sâu răng phát triển nặng hơn sẽ làm cho vùng nướu xung quanh bị viêm nhiễm, chảy máu và khiến tình trạng hôi miệng càng trở nên nặng hơn. Vi khuẩn gây sâu răng cũng có thể lan đến các khu vực khác trong miệng, gây ra viêm nha chu và lợi hoặc các bệnh khác có liên quan đến miệng.

saurang

Sâu răng

2.2.2. Khô miệng, khô lưỡi

Khi lưỡi và miệng bị khô, nó sẽ giảm khả năng sản sinh nước bọt và dịch tụy. Do đó việc loại bỏ các vi khuẩn và cặn bẩn trong miệng cũng bị giảm đi một cách đáng kể.

Các vi khuẩn gây mùi từ đó sẽ phát triển một cách nhanh chóng trong một môi trường vô cùng thuận lợi như vậy.

Nguyên nhân gây khô miệng và khô lưỡi có thể bao gồm: dùng thuốc, thiếu nước, hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng các sản phẩm chứa cồn…

Để ngăn ngừa hôi miệng do khô miệng và khô lưỡi, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa cồn, ngừng hút thuốc lá và cân nhắc khi uống các loại thuốc có thể gây khô miệng.

Nếu tình trạng khô miệng kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và điều trị kịp thời.

2.2.3. Viêm nướu, viêm nha chu

Tiếp theo, nếu bạn bị viêm nướu hoặc viêm nha chu thì nguy cơ bị hôi miệng là rất cao.

Vi khuẩn tích tụ và phát triển trong khoang miệng do bệnh viêm nướu hoặc viêm nha chu sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu.

Chưa kể, chúng còn có thể tấn công niêm mạc nướu và gây tổn thương, dẫn đến tình trạng chảy máu, đau nhức, sưng tấy rất khó chịu.

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nướu và viêm nha chu có thể lan rộng và gây ra hậu quả nghiêm trọng như mất răng.

viemnuouviemnhachu

Khô miệng, khô lưỡi

2.3. Các nguyên nhân gây hôi miệng từ bên trong cơ thể

Cuối cùng là nhóm nguyên nhân xuất phát từ các tình trạng, bệnh lý trong cơ thể. Bao gồm trào ngược dạ dày, viêm amidan, tiểu đường, tắc ruột, giãn phế quản và sự thay đổi nội tiết tố ở bà bầu.

2.3.1. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là tình trạng khi dịch vị trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản và đường hô hấp, với nhiều triệu chứng khó chịu, bao gồm mùi hôi miệng, đau bụng, chướng bụng, buồn nôn và ói mửa.

Khi axit dạ dày và thực phẩm quay trở lại trên họng, chúng có thể tạo ra mùi hôi trong miệng. Ngoài ra, trào ngược dạ dày cũng có thể làm cho răng bị xói mòn do axit dạ dày gây ra, gây ra những vấn đề về sức khỏe răng miệng và hôi miệng.

Các nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày bao gồm:

  • Cơ địa dạ dày yếu: khi dạ dày yếu, dịch vị trong dạ dày sẽ dễ bị trào ngược lên thực quản dù bạn không uống rượu bia hay ăn uống các thực phẩm chua, cay.
  • Thực phẩm và thói quen ăn uống không tốt: Ăn quá nhiều thực phẩm nóng, cay, mỡ, rượu, bia, cafe hay hút thuốc, cũng như ăn quá nhanh hoặc ăn xong đi ngủ luôn đều có thể gây ra trào ngược dạ dày.
  • Các bệnh lý về dạ dày: Loét dạ dày, viêm dạ dày, viêm thực quản, ung thư dạ dày, hoặc phẫu thuật dạ dày có thể gây ra trào ngược dạ dày.
  • Các bệnh lý khác: Tăng huyết áp, tim mạch, bệnh trĩ, bệnh reflux dạ dày, hay dùng thuốc chống trầm cảm có thể gây ra trào ngược dạ dày.
traonguocdaday

Trào ngược dạ dày

2.3.2. Viêm amidan

Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm các hạch xoang nằm ở hai bên họng, gây ra các triệu chứng như đau họng, khó nuốt, sốt và hơi thở có mùi khó chịu.

Khi tuyến họng bị viêm, các tế bào chết, vi khuẩn và chất nhầy có thể tích tụ trên bề mặt của nó. Những tế bào và chất nhầy đó nếu bị phân hủy sẽ tạo ra mùi hôi trong miệng.

Các nguyên nhân gây ra viêm amidan bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn: Do virus, vi khuẩn, nấm hoặc vi trùng gây nhiễm.
  • Môi trường ô nhiễm: Do khí độc, bụi mịn, khói thuốc, hoặc hóa chất trong môi trường.
  • Thói quen ăn uống và lối sống không tốt: Ăn quá nhiều đồ chiên, đồ nhiều đường, uống nhiều nước ngọt có ga, hút thuốc lá, uống rượu bia, không vận động thường xuyên.

2.3.3. Bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh lý gây ra sự rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, khi mức đường trong máu tăng cao do sự thiếu hụt hoặc sự hoạt động không hiệu quả của insulin – một hormone do tuyến tụy sản xuất.

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng và một trong những triệu chứng có thể xuất hiện là hơi thở có mùi khác lạ.

Các nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng ở người bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Khô miệng: Bệnh tiểu đường có thể làm giảm lượng tiết nước bọt, gây khô miệng và tăng sự phát triển của vi khuẩn gây mùi hôi miệng.
  • Chứng mất cân bằng hệ vi khuẩn trong miệng: Do bệnh tiểu đường làm tăng lượng đường trong nước bọt nên sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, gây ra mùi hôi miệng.
  • Hô hấp khó khăn: Bệnh tiểu đường có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, như viêm phế quản hoặc viêm xoang nên từ đó mới khiến hơi thở của bạn bị hôi.

2.3.4. Tắc ruột

Đây là tình trạng bất thường trong quá trình tiêu hóa, khi chất bã thức ăn bị tụ lại trong đường ruột và không thể di chuyển bình thường.

Từ đó, tình trạng trên sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như hôi miệng, ơ hơi, đầy bụng…

Nguyên nhân gây tắc ruột bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không đủ chất xơ: Một chế độ ăn uống ít chất xơ có thể làm giảm lượng chất thải di chuyển qua đường ruột và dẫn đến tắc ruột.
  • Thiếu nước: Nước giúp đẩy chất thải đi qua đường ruột, nếu cơ thể thiếu nước, chất thải sẽ bị tụ lại trong đường ruột.
  • Các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa: Các bệnh lý tiêu hóa như viêm ruột, trào ngược dạ dày, viêm loét tá tràng, ung thư đại trực tràng, ung thư đại tràng, nội soi và phẫu thuật tiêu hóa có thể dẫn đến tắc ruột.
tacruot

Tắc ruột

2.3.5. Giãn phế quản

Giãn phế quản là một bệnh lý về phổi liên quan đến sự giãn nở, phình to và thoái hoá của phế quản.

Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng khiến nhiều người luôn cảm thấy tự ti mỗi khi nói chuyện với người khác.

Các nguyên nhân gây giãn phế quản bao gồm:

  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể là nguyên nhân chính gây ra giãn phế quản. Nicotine trong thuốc lá có thể làm giảm lưu lượng khí trong phế quản và làm giãn phế quản.
  • Các bệnh phổi khác: Các bệnh lý phổi khác như viêm phổi mạn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể dẫn đến giãn phế quản.
  • Tiếp xúc với hóa chất: Amiang, bụi mài mòn hoặc hóa chất trong công nghiệp có thể gây ra giãn phế quản.
  • Bệnh di truyền: Các bệnh di truyền như bệnh Marfan hoặc Ehlers-Danlos rất dễ làm giãn phế quản.

2.3.6. Sự thay đổi nội tiết tố ở bà bầu

Trong quá trình mang thai, sự thay đổi nội tiết tố cũng dễ khiến các mẹ bầu bị hôi miệng.

Các thay đổi về nội tiết tố bao gồm sự tăng sản xuất estrogen và progesterone, làm thay đổi hệ thống tiêu hóa của người phụ nữ và tăng sự sản xuất acid trong dạ dày.

Sự thay đổi nội tiết tố thường dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy. Đây đều là những nguyên nhân gây hôi miệng và khiến hơi thở của người phụ nữ trở nên khó chịu.

Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cũng có thể dẫn đến sự tăng sinh các vi khuẩn trong miệng và nướu. Các vi khuẩn gây hại sẽ sản xuất những hợp chất có mùi khó chịu.

3. Một số cách nhận biết bệnh lý hôi miệng

Thực chất, hôi miệng không phải là tình trạng khó nhận biết và thậm chí là còn có rất nhiều cách giúp bạn xác định được xem mình có đang bị hôi miệng hay không.

Có 4 cách nhận biết đơn giản là ngửi mùi nước bọt, ngửi hơi thở, nhờ người thân kiểm tra và đến phòng khám nha khoa.

3.1. Ngửi mùi nước bọt

Một cách đơn giản để kiểm tra là ngửi mùi nước bọt của chính mình. Để đảm bảo độ chính xác, bạn có thể làm như sau:

  • Bước 1: Làm sạch răng và lưỡi bằng kem đánh răng.
  • Bước 2: Đánh răng trong ít nhất 2 phút và chà lưỡi kỹ để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn.
  • Bước 3: Sau đó, nhổ ra một ít nước bọt và ngửi để kiểm tra mùi hôi miệng.

Nếu như sau khi đánh răng, bạn vẫn thấy nước bọt của mình có mùi hôi thì chính xác bạn đã bị bệnh hôi miệng.

3.2. Ngửi hơi thở trực tiếp

Ngửi hơi thở trực tiếp của mình cũng là cách kiểm tra tình trạng hôi miệng vừa đơn giản, vừa nhanh chóng.

Nếu bạn muốn kiểm tra mùi hơi thở của chính mình, bạn có thể thực hiện như sau:

  • Bước 1: Hít thở sâu và hạn chế hít nhanh.
  • Bước 2: Thở ra hơi thở từ miệng ra một cách chậm rãi.
  • Bước 3: Khum 2 lòng bàn tay lại sát mũi, đảm bảo 2 lòng bàn tay che kín miệng và mũi, sau đó ngửi hơi thở.

3.3. Nhận biết mùi hôi miệng với người thân

Có một sự thật là đôi khi, bản thân người mắc bệnh hôi miệng không thể nhận ra mùi hôi của mình. Điều đó là do cơ thể đã quá quen với mùi hôi và tự đánh giá là mùi hơi thở bình thường.

Hoặc thậm chí có một số người bị mắc chứng hôi miệng ảo tưởng. Tức là do quá sợ hãi về bệnh hơi thở có mùi nên lúc nào cũng nghĩ miệng mình có mùi hôi.

Do vậy, cách tốt nhất là bạn hãy nhờ người thân kiểm tra hộ mùi hơi thở. Đây là cách kiểm tra có độ chính xác rất cao và cho kết quả cực kỳ nhanh.

3.4. Dùng máy đo hôi miệng ở phòng khám nha khoa

Máy đo hôi miệng là một thiết bị y tế được sử dụng để đánh giá mức độ hôi miệng của một người. Máy hoạt động bằng cách đo lường nồng độ khí hydrogen sulfide và các hợp chất khác trong hơi thở của người đó.

Ở phòng khám nha khoa, bác sĩ sẽ sử dụng máy đo hôi miệng để kiểm tra nồng độ khí hydrogen sulfide trong hơi thở của bạn. Nếu nồng độ khí hydrogen sulfide cao hơn mức độ cho phép, bác sĩ sẽ chẩn đoán bị hôi miệng và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

motsocachnhanbietbenhlyhoimieng

Một số cách nhận biết bệnh lý hôi miệng

4. Hôi miệng có bị lây không

Bác sĩ Hằng cũng cho biết thêm, hôi miệng là tình trạng không hề gây nguy hiểm, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau và cũng không thể lây từ người này sang người khác, ngay cả khi bạn tiếp xúc ở cự ly gần hay xa.

Tuy nhiên, mặc dù hôi miệng không hề gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp về mặt sức khỏe, nhưng về lâu dài chúng lại khiến bạn trở nên tự tin, ngại giao tiếp. Đây mới là điều làm ảnh hưởng tới cuộc sống cũng nhưng sinh hoạt thường ngày.

5. Hôi miệng có di truyền không

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Radboud ở Nijmegen (Hà Lan) đã phân tích các nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng. Theo đó, họ tin rằng hôi miệng còn là một tình trạng đột biến di truyền, chúng tương ứng với một lỗi trong quá trình trao đổi chất.

Thế nhưng, kết quả trên cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được công nhận chính thức. Hôi miệng có thể có yếu tố di truyền, thế nhưng đây chỉ là một trong nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hôi miệng còn lại vẫn liên quan trực tiếp tới các vấn đề về tác nhân ở khoang miệng.

Cũng có thể các căn bệnh nguồn gốc gây ra chứng hơi thở có mùi là di truyền. Nhưng điều đó không hề khẳng định được hôi miệng là do di truyền hoàn toàn cũng như không thể kiểm soát.

6. Cách trị hôi miệng vĩnh viễn tại phòng khám nha khoa

Đối với các trường hợp bị hôi miệng do các bệnh lý, vấn đề răng nướu, để điều trị dứt điểm vĩnh viễn bạn cần đến phòng khám nha khoa uy tín thăm khám trực tiếp.

Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp riêng biệt, đảm bảo sức khỏe răng miệng cũng như chữa trị hoàn toàn chứng hôi miệng.

  • Điển hình như hôi miệng do sâu răng, bác sĩ sẽ tiến hành nạo vét các mô răng đã bị sâu, căn cứ vào tỷ lệ mô răng còn khỏe mạnh sau đó sẽ thực hiện trám răng hoặc bọc sứ. Trong trường hợp, mô răng bị phá hủy quá nghiêm trọng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm thì bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ vĩnh viễn.
  • Hay trong trường hợp hôi miệng do viêm nướu, viêm nha chu, bác sĩ sẽ thực hiện các chỉ định điều trị viêm nhiễm bằng thuốc kết hợp các thủ thuật nha khoa.
  • Nếu hôi miệng do cao răng tích tụ lâu ngày, bạn sẽ được vệ sinh răng miệng, tiếp đến dùng máy siêu âm để loại bỏ mảng bám hiệu quả và an toàn. Sau khi lấy cao răng xong, răng của bạn cũng được trắng lên rõ rệt.
cachtrihoimiengtaiphongkhamnhakhoa

Cách trị hôi miệng tại phòng khám nha khoa

7. Mẹo phòng ngừa tình trạng hơi thở có mùi khó chịu

Ông bà ta vẫn luôn có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và tất nhiên đối với tình trạng hơi thở có mùi khó chịu cũng không ngoại lệ.

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa chứng hôi miệng bằng một số mẹo hết sức đơn giản là tránh sử dụng các loại thuốc một cách bừa bãi, thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn, vệ sinh răng miệng sạch sẽ…

7.1. Tránh sử dụng các loại thuốc một cách bừa bãi

Lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc một cách bừa bãi sẽ khiến cho nội tiết tố trong cơ thể bị biến đổi.

Thêm vào đó, bạn sẽ gặp phải nhiều tác dụng ngoài ý muốn khi sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ.

Những yếu tố trên đều là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng mà chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng thuốc trong các trường hợp “bất khả kháng” và cần theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

tranhsudungcacloaithuocmotcachbuabai

Tránh sử dụng các loại thuốc một cách bừa bãi

7.2. Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn

Rau xanh, hoa quả, các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin sẽ giúp bổ sung đầy đủ khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Bên cạnh đó, chúng sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc ổn định, hiệu quả hơn. Quá trình nhai nuốt các thực phẩm trên còn mang lại tác dụng làm sạch mảng bám răng rất tốt.

Chính vì vậy, các bạn hãy thay đổi chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Như vậy, vừa giúp đảm bảo sức khỏe vừa hạn chế tình trạng hôi miệng.

Ngoài ra, bạn cần hạn chế dùng các thực phẩm gây hôi miệng như hành, tỏi, mắm tôm, bia rượu… hoặc sau khi ăn xong cần chải răng, súc miệng kỹ lưỡng hơn.

7.3. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp phòng ngừa tối đa các bệnh lý về răng miệng, làm sạch mảng bám chân răng, triệt tiêu vị trí cư trú của vi khuẩn gây bệnh và gây hôi miệng.

  • Mỗi ngày bạn nên chải răng từ 2 – 3 lần, mỗi lần 2 – 3 phút với bàn chải lông mềm cùng kem đánh răng có chứa Fluoride giúp tăng khả năng làm sạch và phòng ngừa bệnh sâu răng.
  • Khi chải răng nên chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn, tuyệt đối không được chải ngang thân răng.
  • Kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch từng kẽ răng cũng như các răng ở góc trong cùng.
  • Chải cả mặt lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng, bởi đây là chỗ tích tụ rất nhiều vi khuẩn, cặn bẩn.
  • Đánh răng xong bạn đừng quên súc miệng bằng sản phẩm chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý.

7.4. Khám và điều trị bệnh lý cơ thể

Trong các trường hợp bạn bị tiểu đường, tắc ruột, giãn phế quản… cần phải thăm khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, để tìm ra giải pháp điều trị phù hợp.

Tuyệt đối không nên tự ý điều trị tại nhà khi chưa có kết luận chính xác về bệnh lý của bác sĩ.

Thêm vào đó, khi có các dấu hiệu bất thường bạn nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt. Bởi nếu để đến khi bệnh tiến triển nặng thì việc điều trị sẽ trở nên phức tạp, tốn nhiều thời gian, mất nhiều tiền.

Chưa kể, lúc bấy giờ rất có thể tình trạng hôi miệng cũng đã ở mức độ nặng hơn, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như công việc.

khamvadieutribenhlycothe

Khám và điều trị bệnh lý cơ thể

7.5. Khám bác sĩ nha khoa định kỳ

Theo thống kê thực tế, gần 50% các trường hợp bị hôi miệng đều liên quan đến vấn đề về răng miệng.

Do đó, bạn hãy xây dựng thói quen khám bác sĩ nha khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng một lần.

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ nha khoa sẽ giúp làm sạch răng miệng một cách kỹ lưỡng, loại bỏ mảng bám, cao răng nhằm hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng nướu, hôi miệng cũng như răng ố vàng.

Thêm vào đó, trong quá trình thăm khám định kỳ, bác sĩ cũng kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu bất thường để xử lý ngay, tránh tiến triển thành bệnh lý phức tạp và gây ra các ảnh hưởng không tốt.

Với những thông tin được phân tích, tổng hợp vô cùng chi tiết ở trên, ắt hẳn đã giúp bạn hiểu rất rõ về bệnh hôi miệng. Tuy rằng, phần lớn các trường hợp hơi thở có mùi khó chịu đều không gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe, nhưng chúng lại tác động rất nhiều đến tâm lý của chúng ta. Chắc chắn, không một ai có thể thoải mái với hơi thở có mùi hôi thối. Vậy nên, nếu chẳng may bị hôi miệng bạn đừng quên áp dụng các cạnh, mẹo hay mà chúng tôi đã chia sẻ.

Copyright © 2017 vietsave. All Rights Reserved.
Messenger
<< Địa chỉ
TP. HỒ CHÍ MINH
  • 1089 Nguyễn Ảnh Thủ, p. Tân Chanh Hiệp, Q 12, Hồ Chí Minh