Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 20h
  • Từ T2 - CN

Mách bạn những cách giảm đau viêm tủy răng đơn giản, an toàn

Chườm đá lạnh, súc miệng bằng nước muối loãng, súc miệng nước trà xanh… đều là những cách giảm đau viêm tủy răng vừa đơn giản vừa an toàn mà bạn nên áp dụng. Tuy nhiên, để chấm dứt tình trạng đau nhức do viêm tủy răng một cách triệt để thì bạn nên điều trị tại các đơn vị nha khoa uy tín. Tùy vào từng tình trạng thực tế, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định cụ thể như dùng thuốc kháng sinh, điều trị nội nha hoặc nhổ răng vĩnh viễn.

1. Cách giảm đau viêm tủy răng tại nhà

Trong trường hợp các cơn đau do viêm tủy răng xuất hiện đột ngột, bạn cần tìm kiếm một giải khắc phục tạm thời ngay tại nhà thì hãy chườm lạnh, súc miệng nước muối loãng, dùng nước trà xanh…

Đây đều là những cách giảm đau do bị viêm tủy răng sử dụng hoàn toàn những nguyên liệu tự nhiên nên đảm bảo an toàn mà vẫn rất hiệu quả.

1.1. Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh có lẽ đã trở thành một giải pháp giảm đau “kinh điển” được mọi người áp dụng trong rất nhiều trường hợp khác nhau như đau do viêm tủy, sâu răng, viêm lợi… hay thậm chí là cả đau do chấn thương đang sung huyết.

Vì nhiệt độ thấp của đá sẽ giúp gây tê liệt tạm thời hệ thống dây thần kinh tại vị trí đang bị ảnh hưởng, nên các cơn đau cũng được xoa dịu một cách nhanh chóng.

Cùng với đó, đá lạnh còn giúp các mạch máu bên dưới nướu bị co lại, giảm hoạt động hơn nên phần nào đó cũng cải thiện được các triệu chứng của bệnh lý viêm tủy răng.

Khi chườm đá lạnh bạn chỉ nên chườm lên vùng má ngoài của răng bị viêm tủy, mỗi lần thực hiện kéo dài khoảng 10 – 15 phút. Lưu ý là không nên dùng đá để chườm trực tiếp lên mặt vì có thể gây ra hiện tượng bỏng lạnh.

chuomdalanh11

Chườm đá lạnh

1.2. Súc miệng bằng nước muối loãng

Muối là một trong những nguyên liệu mà gần như trong căn bếp của mọi gia đình Việt đều có, rất dễ tìm và giá thì lại rất rẻ.

Ngoài công dụng gia tăng hương vị cho thức ăn thì muối còn có đặc tính sát khuẩn, kháng viêm rất tốt. Nhờ vậy, những cơn đau răng do tình trạng viêm tủy, sâu răng hay viêm lợi đều có thể dùng muối để giảm cảm giác đau nhức, khó chịu hiệu quả.

Cách pha nước muối loãng để súc miệng cũng không hề khó chút nào, bạn chỉ cần lấy 1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9 gram muối nhằm đạt được nồng độ 0,9%. Đây chính là nồng độ an toàn của nước muối khi dùng vệ sinh răng nướu được các bác sĩ nha khoa khuyến cáo.

Sau đó, bạn chỉ cần dùng nước muối đã pha ở trên súc miệng từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 phút là được. Các hoạt chất có trong muối sẽ từ từ tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nhiễm và sát trùng vùng nướu xung quanh nên triệu chứng đau nhức sẽ giảm một cách đáng kể.

1.3. Súc miệng bằng nước trà xanh

Trà xanh có chứa các hợp chất chống oxy hóa và chất chống viêm, đặc biệt là các polyphenols như EGCG (epigallocatechin-3-gallate), có khả năng giúp giảm viêm và giảm đau trong nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có viêm tủy răng.

Vậy nên, các bác sĩ nha khoa vẫn thường đưa ra lời khuyên đối với những người bị viêm tủy răng là hãy súc miệng bằng nước trà xanh ấm mỗi ngày từ 2 – 3 lần để giảm cảm giác đau nhức răng.

  • Bước 1: Vệ sinh răng nướu sạch sẽ như bình thường.
  • Bước 2: Pha một tách trà xanh, đợi cho trà nguội một chút.
  • Bước 3: Súc miệng bằng nước trà xanh trong khoảng 30 giây, tập trung vào khu vực đau nhức.
  • Bước 4: Nhổ nước ra và lặp lại quy trình 2 – 3 lần.
sucmiengbangnuoctraxanh

Súc miệng bằng nước trà xanh

1.4. Cách giảm đau viêm tủy răng bằng nước cốt lá chuối

Nước cốt lá chuối có thể giúp giảm đau viêm tủy răng bởi vì nó chứa nhiều hợp chất có tính kháng khuẩn và kháng viêm. Các hợp chất trong nước cốt lá chuối có thể giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn trong miệng và giảm sự viêm nhiễm trong vùng tủy răng.

Cụ thể bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau của chúng tôi.

  • Bước 1: Lấy lá chuối non mang đi rửa sạch, rồi nghiền và lọc lấy nước cốt.
  • Bước 2: Dùng khăn hoặc bông gòn sạch chấm vào nước cốt lá chuối và tiếp tục chấm trực tiếp lên những vị trí bị đau. Giữ nguyên trong vòng 5 – 10 phút, cơn đau tủy răng sẽ từ từ dịu đi sau khoảng 3 – 4 phút.
  • Bước 3: Súc miệng lại bằng nước sạch nhằm loại bỏ hết phần nước cốt lá chuối còn trong miệng.

1.5. Cách giảm đau viêm tủy răng bằng hành tây

Là một nguyên liệu quen thuộc trong quá trình chế biến các món ăn, nhưng không phải ai cũng biết hành tây lại có khả năng sát khuẩn cao và giảm đau răng nhanh chóng.

Hành tây chứa các hợp chất chống viêm và kháng khuẩn, giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn và giảm viêm nhiễm ở vùng tủy răng. Hơn nữa, hành tây còn chứa quercetin – một hợp chất kháng viêm và kháng oxy hóa tự nhiên, giúp làm giảm các triệu chứng đau và viêm hiệu quả.

Khi bị ê nhức tủy răng bạn hãy áp dụng ngay theo những bước dưới đây:

  • Bước 1: Lấy 1 củ hành tây bóc vỏ, thái thành lát mỏng.
  • Bước 2: Đắp các lát hành tây trực tiếp lên vị trí bị đau do viêm tủy răng và giữ nguyên trong khoảng 5 – 7 phút.
  • Bước 3: Bỏ các lát hành tây ra khỏi miệng và súc miệng lại với nước sạch.

Kiên trì thực hiện mỗi ngày từ  2 – 3 lần, sau một khoảng thời gian bạn sẽ thấy triệu chứng trên được cải thiện hơn một cách rõ ràng.

cachgiamdauviemtuyrangkhidaphanhtay

Cách giảm đau viêm tủy răng bằng hành tây

1.6. Sử dụng tỏi

Mùi tỏi sống ắt hẳn vẫn luôn là điều khiến nhiều người khó chịu, nhưng đây lại là nguyên liệu giúp bạn xoa dịu các cơn đau nhức răng do viêm tủy rất hữu ích.

Tỏi có thể giúp giảm đau tủy răng bởi vì nó chứa các hợp chất có tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn trong miệng và giảm sự viêm nhiễm trong vùng tủy răng.

Để giảm đau do bị viêm tủy răng với tỏi bạn có thể tham khảo một trong hai cách dưới đây:

  • Cách 1: Ép tỏi tươi lấy nước cốt, sau đó pha loãng với nước đun sôi để nguội rồi dùng súc miệng hàng ngày sau khi đánh răng xong. Nếu sợ mùi tỏi tươi thì sau khi thực hiện xong bạn chỉ cần súc miệng lại vài lần với nước sạch.
  • Cách 2: Đập dập một vài tép tỏi rồi dùng đắp trực tiếp lên vùng răng đang bị ảnh hưởng trong vòng 5 – 10 phút. Các tinh chất trong tỏi sẽ dần ngấm vào răng, nướu giúp giảm đau nhanh chóng.

1.7. Sử dụng thuốc giảm đau

Để giảm đau do viêm tủy răng một cách nhanh chóng, hiệu quả bạn có thể sử dụng tới các loại thuốc giảm đau. Nhưng lưu ý, trước khi dùng thuốc bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ nha khoa hoặc dược sĩ một cách kỹ lưỡng.

Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hay uống thuốc một cách bừa bãi, vì rất dễ xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Dưới đây là một số loại thuốc có tác dụng giảm đau khi bị viêm tủy răng bạn nên tham khảo.

  • Paracetamol: đây là loại thuốc giảm đau thông thường được sử dụng để giảm đau nhẹ đến vừa phải, tác dụng giảm đau nhanh chóng và không gây tác dụng phụ.
  • Efferalgan: cũng là loại thuốc giảm đau có thành phần chính là Paracetamol, tuy nhiên có dạng bột sủi, tiện lợi hơn cho người sử dụng.
  • Thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs): Những loại thuốc này như Ibuprofen hoặc Aspirin có tác dụng giảm đau và viêm nhiễm tại vùng tủy răng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng NSAIDs có thể gây tác dụng phụ, như đau dạ dày hoặc viêm dạ dày.
  • Thuốc giảm đau opioid: Những loại thuốc này được sử dụng trong các trường hợp đau nặng và không phản ứng với NSAIDs. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra tình trạng nghiện nếu sử dụng quá liều hoặc sử dụng lâu dài.
sudungthuocgiamdau

Sử dụng thuốc giảm đau

1.8. Sử dụng các loại dầu thảo mộc

Các loại dầu thảo mộc có tác dụng giảm đau và kháng viêm tại vùng tủy răng, tuy nhiên hiệu quả của chúng vẫn chưa được chứng minh bởi các nghiên cứu lâm sàng đầy đủ.

Một số loại dầu thảo mộc phổ biến được sử dụng để giảm đau viêm tủy răng bao gồm:

  • Dầu trà: Dầu trà có tính kháng viêm và kháng khuẩn, giúp giảm đau và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng tủy răng. Bạn có thể sử dụng dầu trà bằng cách cho một vài giọt dầu trà vào một tách nước ấm và súc miệng hàng ngày.
  • Dầu bạc hà: Dầu bạc hà có tính làm mát và giảm đau, có thể giúp giảm đau và sưng tấy do viêm tủy. Bạn có thể thoa dầu bạc hà trực tiếp lên khu vực bị đau hoặc cho vài giọt vào nước sạch, rồi dùng sửa miệng.
  • Dầu oregano: Dầu oregano có tính kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, giúp giảm đau và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng tủy răng. Bạn có thể cho vài giọt dầu oregano vào một tách nước ấm và súc miệng hàng ngày.
  • Dầu gừng: Dầu gừng có tính kháng viêm và giảm đau tự nhiên, có thể giúp giảm đau và sưng khi răng bị viêm tủy. Bạn có thể thoa dầu gừng lên khu vực bị đau và giữa nguyên trong vòng 5 – 7 phút sẽ thấy dễ chịu hơn.

1.9. Sử dụng kem hoặc thuốc tê giảm đau

Nếu như các sau khi áp dụng các biện pháp trên mà các cơn đau vẫn không được cải thiện rõ hoặc bạn cần tìm một giải pháp hiệu quả hơn thì hãy sử dụng kem hoặc thuốc tê giảm đau.

  • Bước 1: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn của sản phẩm để biết cách sử dụng và liều lượng phù hợp.
  • Bước 2: Làm sạch vùng miệng và răng bị đau bằng cách vệ sinh răng miệng hoặc sử dụng nước muối loãng.
  • Bước 3: Sử dụng một lượng kem hoặc thuốc tê giảm đau nhỏ để đặt trực tiếp trên vùng răng bị đau. Nếu sử dụng kem giảm đau, bạn có thể lấy một lượng kem nhỏ trên đầu ngón tay hoặc sử dụng đầu cọ của sản phẩm để thoa đều lên vùng da xung quanh răng bị đau. Còn nếu sử dụng thuốc tê giảm đau, hãy đặt một chút thuốc lên đầu ngón tay rồi áp đều lên vùng răng bị đau.
  • Bước 4: Đợi một vài phút để kem hoặc thuốc tê thẩm thấu vào vùng da hoặc niêm mạc.

Lưu ý: Tránh sử dụng quá liều kem hoặc thuốc tê và không sử dụng quá thường xuyên.

sudungkemhoacthuoctegiamdau

Sử dụng kem hoặc thuốc tê giảm đau

1.10. Hạn chế các loại thực phẩm nóng, lạnh

Nếu bạn đang bị đau răng do viêm tủy, hãy hạn chế sử dụng đồ ăn và đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh như cà phê đá, kem, sô cô la đá, đá xay, nước đá, lẩu, súp nóng. Thay vào đó, bạn nên uống nước ấm, ăn các thực phẩm mềm và dễ nhai như cháo, súp, cơm nấu mềm với nhiệt độ ở mức vừa phải.

Do sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ sẽ khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn, đồng thời các cơn đau cũng có xu hướng gia tăng lên, thậm chí là xuất hiện cả những cơn đau dữ dội.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên ăn những thực phẩm chứa đường, đặc biệt là đường raffinose như đậu và bắp thì cần hạn chế sử dụng để giảm đau tủy răng. Đường raffinose là một loại đường khó tiêu và có thể tạo ra khí trong ruột, gây đau bụng và khiến tình trạng viêm tủy răng trở nên tồi tệ hơn.

2. Phương pháp chữa đau viêm tủy răng tại nha khoa

Nếu muốn điều trị dứt điểm các cơ đau do viêm tủy răng thì bạn vẫn cần đến phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và áp dụng các phương pháp y khoa hiện đại.

Tùy vào từng trường hợp đau do viêm tủy răng có thể phục hồi và không thể phục hồi, bác sĩ sẽ đưa ra từng giải pháp phù hợp nhất, tốt nhất cho khách hàng.

2.1. Đối với trường hợp viêm tủy răng có thể phục hồi

Trường hợp bạn bị đau do tình trạng viêm tủy răng ở trường hợp có thể hồi phục, tức là chỉ bị đau khi ăn đồ ăn quá nóng hay quá lạnh hoặc gặp phải những cơn đau thoáng qua thì các bác sĩ nha khoa thường kê đơn thuốc kháng sinh, giảm đau thông thường.

Tất nhiên, dù chỉ dùng thuốc thì bác sĩ vẫn sẽ theo dõi một cách chặt chẽ. Nếu như các cơn đau không thuyên giảm thì sẽ chỉ định sang các biện pháp khác như điều trị tủy.

Nhưng phần lớn những trường hợp như trên thì đều chưa cần chữa tủy. Bên cạnh đó, nếu bạn bị viêm tủy do sâu răng thì bác sĩ sẽ tiến hành thêm bước làm sạch men, ngà răng đã mủn. Vì đây chính là những nơi chứa nhiều vi khuẩn gây hại nhất.

2.2. Đối với trường hợp viêm tủy răng không thể phục hồi

Trường hợp viêm tủy răng không thể phục hồi thì việc điều trị cũng như khắc phục tình trạng đau nhức cũng sẽ phức tạp hơn.

Thậm chí, ở trường hợp không thể phục hồi tủy răng được nữa, bạn có thể sẽ gặp phải những cơn đau dữ dội, dùng thuốc giảm đau cũng không có tác dụng.

Thế nhưng, viêm tủy răng không thể phục hồi cũng được phân chia thành các tình trạng khác nhau.

  • Tủy răng đã hoại tử nhưng vẫn còn khả năng điều trị: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy, làm sạch buồng tủy, tạo hình và trám bít ống tủy để bảo tồn răng gốc một cách tối ưu. Đây chính là phương pháp điều trị nội nha.
  • Tủy răng đã hoại tử và không thể điều trị được nữa: Nếu răng bị lung lay hoặc đã xuất hiện các biến chứng như u nang chân răng thì bác sĩ bắt buộc phải đưa ra chỉ định nhổ bỏ răng vĩnh viễn.
phuongphapchuadauviemtuyrangtainhakhoa

Phương pháp chữa đau viêm tủy răng tại nha khoa

3. Khi nào cần điều trị đau viêm tủy răng tại nha khoa

Bác sĩ đưa ra lời khuyên, ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường, điển hình như những cơn đau thoáng qua kèm theo cảm giác ê buốt mỗi lần ăn đồ lạnh hoặc nóng thì cần đến nha khoa để thăm khám ngay.

Bởi rất có thể đây là những dấu hiệu của bệnh viêm tủy răng ở giai đoạn đầu, nên bệnh lý chưa quá nghiêm trọng. Gần như bạn chỉ cần uống kháng sinh mà chưa phải điều trị bằng các phương pháp chuyên sâu hơn.

Bởi một khi răng bị viêm tủy có lỗ sâu lớn, vết gãy thì vi khuẩn sẽ xâm nhập nhanh chóng vào tủy làm tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng. Với những người bị viêm tủy ở các giai đoạn bệnh lý đã tiến triển nặng hơn, thì những cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất cao thậm chí đau buốt tận óc, làm ảnh hưởng đến ngay cả những sinh hoạt thường nhật.

Vậy nên, khi bị đau do viêm tủy răng thì bạn nên đến phòng khám nha khoa để điều trị càng sớm càng tốt.

4. Một số lưu ý trong việc giảm đau viêm tủy răng tại nhà

Nhìn chung, các phương pháp trị đau viêm tủy răng tại nhà thường rất “được lòng” mọi người, vì chúng vừa mang đến hiệu quả nhất định vừa giúp tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ.

Tuy nhiên, trong suốt quá trình áp dụng các cách trên tại nhà bạn vẫn cần lưu ý tới một số những điều quan trọng sau:

Thứ nhất: Các phương pháp chữa tại nhà dù vẫn có hiệu quả nhưng không phải là cách giảm đau nhanh chóng. Nên bạn cần kiên trì áp dụng một thời gian.

Thứ hai: Chữa đau viêm tủy răng sẽ không giúp bạn trị dứt điểm tình trạng khó chịu đó. Nên cách tốt hơn cả vẫn là sắp xếp thời gian, công việc để đi khám tại phòng khám nha khoa uy tín càng sớm càng tốt.

Thứ ba: Các nguyên liệu hay dụng cụ được sử dụng trong quá trình giảm đau viêm tủy răng cần được rửa sạch, vô trùng một cách kỹ lưỡng. Bởi nếu không đảm bảo vấn đề vệ sinh thì rất dễ khiến các vi khuẩn từ bên ngoài thâm nhập vào trong khoang miệng, làm cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Thứ tư: Tuyệt đối không được tự ý mua các loại thuốc giảm đau hay chữa viêm tủy răng để uống tại nhà khi chưa có sự thăm khám của bác sĩ nha khoa hay tư vấn từ dược sỹ.

motsoluuytrongviecgiamdauviemtuyrangtainha

Một số lưu ý trong việc giảm đau viêm tủy răng tại nhà – Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc

Mong rằng, với những cách giảm đau viêm tủy răng đơn giản, an toàn trên đây đã giúp mang đến cho bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Thế nhưng, bạn hãy luôn nhớ rằng các cách tại nhà bao giờ cũng chỉ có giá trị tạm thời. Nên hãy tranh thủ đi khám bác sĩ nha khoa trong khoảng thời gian sớm nhất có thể nhé.

Copyright © 2017 vietsave. All Rights Reserved.
Messenger
<< Địa chỉ
TP. HỒ CHÍ MINH
  • 1089 Nguyễn Ảnh Thủ, p. Tân Chanh Hiệp, Q 12, Hồ Chí Minh