Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 20h
  • Từ T2 - CN

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Những điều cần biết về hôi miệng

Bọc răng sứ hoàn toàn không gây hôi miệng nếu như được thực hiện tại cơ sở uy tín và vệ sinh răng miệng đúng cách. Đây là lời giải đáp chính xác cho câu hỏi “bọc răng sứ có bị hôi miệng không”. Hôi miệng sau khi bọc sứ chỉ xảy ra do các nguyên nhân sau: mão sứ kim loại bị oxy hóa sau thời gian dài sử dụng, gắn răng sứ sai kỹ thuật, răng sứ bị nứt, răng sứ bị hở, chưa điều trị dứt điểm bệnh lý… Khi gặp tình trạng trên, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và nhanh chóng tới gặp bác sĩ.

1. Bọc răng sứ có bị hôi miệng không

Bác sĩ Nguyễn Hải Nam tại Nha Khoa Việt Pháp chi nhánh Bà Triệu cho biết, bọc răng sứ thẩm mỹ hoàn toàn không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng. Bởi về bản chất, đây chỉ là phương pháp chụp những mão sứ lên cùi răng thật để cải thiện tính thẩm mỹ cũng như chức năng của hàm răng.

Không chỉ vậy, bọc răng sứ còn có thể ngăn chặn tình trạng hôi miệng bởi nó khắc phục những khiếm khuyết của hàm răng khiến cho cặn thức ăn dễ dàng mắc lại trong quá trình ăn nhai như răng thưa, răng khấp khểnh…

Răng sứ cũng được làm từ những vật liệu lành tính nên không gây ảnh hưởng xấu các bộ phận trong khoang miệng. Nếu như bạn chăm sóc răng miệng không cẩn thận sau khi bọc sứ thì hoàn toàn có thể yên tâm không phát sinh thêm bất kỳ phiền toái nào khác liên quan đến răng miệng.

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một vài trường hợp gặp phải tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ. Hiện tượng trên xảy ra là bởi quá trình làm răng có nhiều sai sót hoặc chăm sóc răng miệng tại nhà sai cách.

cachtrihoimiengtaiphongkhamnhakhoa1

Về bản chất, quy trình bọc răng sứ không tác động đến mô mềm và không làm hôi miệng

2. Giải thích nguyên nhân bọc răng sứ gây hôi miệng

Theo các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt, hiện tượng hôi miệng sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ thường xuất hiện từ những nguyên nhân sau đây: mão sứ kim loại bị oxy hóa sau thời gian dài sử dụng, gắn răng sứ sai kỹ thuật, răng sứ bị nứt, răng sứ bị hở, chưa điều trị dứt điểm bệnh lý…

2.1. Do thành phần kim loại oxy hóa

Sau một khoảng thời gian dài sử dụng, răng sứ kim loại sẽ xảy ra hiện tượng oxy hóa. Điều đó là bởi phần khung sườn của răng sứ được làm từ hợp kim và được bao phủ bằng một lớp sứ ở bên ngoài. Dần dần, phần khung kim loại sẽ tương tác với vi khuẩn và môi trường axit ở khoang miệng khiến cho răng sứ bị oxy hóa.

Khi đó, viền nướu chuyển sang màu nâu đen, gây mất thẩm mỹ hàm răng. Không chỉ vậy, bạn sẽ cảm thấy hơi thở có mùi tanh, hôi, khó chịu, ngay cả khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

bocrangsucobihoimiengkhong2

Mão sứ bị oxi hóa và ngả đen, lộ ra khỏi nướu răng

2.2. Kỹ thuật bọc răng sứ không đúng cách

Hiện tượng hơi thở có mùi hôi, khó chịu có thể xảy ra khi quá trình bọc răng sứ không đúng kỹ thuật. Để đảm bảo quá trình bọc răng sứ đạt được kết quả tốt nhất, toàn bộ các thao tác trong quá trình bọc răng sứ của bác sĩ đều phải thực hiện đúng kỹ thuật.

Tuy nhiên, những bác sĩ tay nghề kém rất dễ mắc phải sai sót trong quá trình trồng răng sứ như mài răng quá nhiều, xâm lấn tới các bộ phận lân cận tạo thành những vết thương hở ở khoang miệng… Đây chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng và khiến cho miệng có mùi khó chịu.

2.3. Bọc răng sứ bị nứt

Hiện trên thị trường có không ít đơn vị nha khoa nhập răng sứ chất lượng kém nhằm mục đích gia răng lợi nhuận. Tuy nhiên, chính điều đó đã gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, điển hình như răng sứ bị nứt chỉ sau một thời gian  ngắn sử dụng do khả năng chịu lực không tốt.

Ngoài ra, người có tật nhai cắn đồ cứng, nghiến răng khi ngủ cũng là nguyên nhân làm cho răng sứ bị nứt vỡ nhanh chóng. Những vết nứt không chỉ làm tính thẩm mỹ của hàm răng bị suy giảm đi nghiêm trọng mà còn dễ bám đọng thức ăn. Dần dần, các cặn thức ăn đó sẽ chuyển hóa thành mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nên tình trạng hôi miệng.

2.4. Răng sứ bị hở

Theo lý thuyết, mão răng sứ cần được lắp khít 100% với răng thật và bao khít xung quanh nướu. Tuy nhiên, nếu răng sứ chế tác không đúng kích cỡ, bác sĩ lắp mão sứ không đúng kỹ thuật thì giữa mão sứ và nướu sẽ bị hở ra một khoảng có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.

Khoảng hở đó chính là điều kiện thuận lợi để cặn thức ăn giắt lại trong quá trình ăn nhai hàng ngày. Khi đó, vi khuẩn gây hại trong khoang miệng sẽ dễ dàng sinh sôi, phát triển. Chúng sẽ lan rộng ra các khu vực khác như răng, lưỡi, má trong… Nếu như bạn không xử lý sớm, bạn sẽ thấy hơi thở có mùi chua, hôi và làm ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp hàng ngày.

bocrangsucobihoimiengkhong

Răng sứ bị hở

2.5. Chưa xử lý dứt điểm bệnh lý răng

Theo nguyên tắc, các bác sĩ nha khoa sẽ phải điều trị dứt điểm các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… thì mới có thể bắt đầu bọc răng sứ. Có như vậy, quá trình bọc răng mới có thể đạt được kết quả như mong muốn.

Tuy nhiên, nếu như chẳng may gặp phải bác sĩ chuyên môn kém, không kiểm tra cẩn thận, điều trị bệnh lý sơ sài, không triệt để thì vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ kéo theo tình trạng hôi miệng dai dẳng. Chưa hết, chúng còn có thể xâm nhập vào sâu bên trong và gây nên các bệnh lý nguy hiểm như áp xe răng, viêm xương hàm…

bocrangsucobihoimiengkhong4

Răng sâu chưa được điều trị dứt điểm khiến cho hơi thở có mùi hôi sau khi bọc sứ

2.6. Vệ sinh răng miệng không cẩn thận

Sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ, các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo bạn nên vệ sinh răng miệng cẩn thận. Bởi nếu không, cặn thức ăn, mảng bám ở thân răng và kẽ răng sẽ không được làm sạch hoàn toàn. Điều đó sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng tích tụ, phát triển mạnh mẽ ở răng, nướu và gây hôi miệng.

3. Làm gì khi gặp tình trạng hôi miệng sau khi làm răng sứ

Sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ, nếu bị hôi miệng, bạn cần vệ sinh răng miệng cẩn thận tại nhà. Trong trường hợp tình trạng trên không thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý theo giải pháp tối ưu.

3.1. Vệ sinh răng miệng kỹ càng

Theo những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong bài viết trên, tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ có thể xảy ra do răng miệng không được vệ sinh cẩn thận. Do đó, bạn nên chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng. Khi đánh răng, bạn nên chải theo chiều dọc, chải đều tất cả các mặt răng và kẽ răng.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước hàng ngày. Chúng có thể dễ dàng làm sạch cả những vị trí mà bàn chải đánh răng không thể tiếp cận tới mà hoàn toàn không gây tổn thương hay làm ảnh hưởng xấu tới các mô nướu. Cuối cùng, bạn cần súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch toàn bộ mảng bám, cặn bẩn còn sót lại trong khoang miệng.

viemnuouviemnhachu1

Bạn nên vệ sinh răng miệng cẩn thận sau khi bọc sứ

3.2. Đi khám nha khoa lại

Nếu như sau khi vệ sinh răng miệng cẩn thận, tình trạng hôi miệng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng tới nha khoa thăm khám. Bởi rất có thể răng sứ đã bị oxy hóa, bác sĩ bọc răng sứ không cẩn thận, răng sứ bị nứt, chưa điều trị dứt điểm bệnh lý trước khi bọc sứ…

Khi tới nha khoa, bạn nên khai báo trung thực với bác sĩ tình trạng hôi miệng của mình như: triệu chứng, tần suất diễn ra… Căn cứ vào đó và kết quả kiểm tra răng miệng, bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân và có phương án xử lý kịp thời. Trong một số trường hợp như răng sứ bị oxy hóa hoặc chất lượng kém, răng sứ bị nứt… các bác sĩ sẽ chỉ định tháo răng sứ cũ ra và lắp răng mới để chức năng của răng.

4. Những phương pháp phòng ngừa hôi miệng do răng sứ

Có thể nói, hôi miệng gây ra cảm giác khó chịu và là nỗi ám ảnh với nhiều người. Chúng làm mất đi sự tự tin trong giao tiếp và ảnh hưởng trực tiếp tới vị giác. Để phòng tránh tình trạng trên, bạn nên giữ răng miệng luôn sạch sẽ, tránh ăn những thực phẩm gây hại, thăm khám định kỳ và chọn phòng khám nha khoa uy tín.

4.1. Đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ

Răng miệng sạch sẽ là một “nền móng vững chắc” tạo nên một hàm răng khỏe mạnh và hơi thở thơm mát. Chỉ cần bạn tuân thủ đúng các chỉ dẫn vệ sinh răng miệng của bác sĩ thì sẽ ngăn chặn được tình trạng viêm nhiễm cũng như sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

Bên cạnh việc duy trì tần suất đánh răng khoảng 2 – 3 lần/ngày, bạn cần quan tâm đến cả chất liệu bàn chải, thành phần kem đánh răng và thao tác chải răng. Bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride. Ngoài ra, khi đánh răng, bạn hãy chải theo chiều dọc hoặc đường tròn. Việc chải răng theo chiều ngang có thể khiến cho men răng, các mô nướu bị tổn thương và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.

bocrangsucobihoimiengkhong6

Đến nha khoa thăm khám giúp răng được kiểm tra toàn diện

4.2. Hạn chế thực phẩm có hại

Sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ, bạn cần tránh sử dụng những thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm có tính axit cao: nước ngọt có gas, dưa muối… Những thực phẩm trên sẽ gây tổn hại tới men răng và bào mòn nướu. Điều đó không chỉ khiến bạn cảm thấy đau nhức, ê buốt dai dẳng mà còn tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong và gây viêm nướu.
  • Đồ ngọt như: bánh kẹo ngọt, bơ đậu phộng, tương cà, bắp rang bơ… Đây là nhóm thức phẩm có chứa hàm lượng đường khá cao. Theo nghiên cứu của International Journal of Dental Hygiene, 90% người tham gia khảo sát gặp phải tình trạng khô miệng và hơi thở có mùi do tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt. Bởi chất đường  có thể dễ dàng bám lại trên răng trong quá trình ăn nhai hàng ngày và là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn gây mùi hôi miệng phát triển trong khoang miệng.
  • Thực phẩm quá nóng/lạnh: Việc sử dụng những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến cho răng, nướu bị kích ứng. Khi đó, vi khuẩn gây hại trong khoang miệng sẽ có môi trường thuận lợi để sinh sôi và phát triển.
bocrangsucobihoimiengkhong7

Bạn nên hạn chế sử dụng đồ uống có gas sau khi bọc sứ

4.3. Tái khám định kỳ

Miệng bị hôi sau bọc sứ có thể do 1 hoặc nhiều nguyên nhân cộng lại. Cách phòng ngừa tốt nhất là bạn cần tới nha kha thăm khám răng miệng theo đúng lịch mà bác sĩ đã hẹn. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ tương thích của mão sứ với răng nướu và có biện pháp xử lý nếu cần thiết. 

Ngoài ra, mỗi năm, bạn cũng nên tới nha khoa thăm khám khoảng 2 lần. Các bác sĩ nha khoa sẽ làm sạch mảng bám, cao răng bằng thiết bị chuyên dụng. Đồng thời, bác sĩ cũng kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát để kịp thời chữa trị nếu như phát hiện bệnh lý.

4.4. Chọn phòng khám uy tín

Hầu hết các nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ đều có liên quan đến cơ sở nha khoa như: bác sĩ bọc sứ không đúng kỹ thuật, chưa điều trị dứt điểm bệnh lý hay răng sứ bị nứt do chất lượng kém. Do đó, việc lựa chọn địa chỉ làm răng sứ là điều cực kỳ quan trọng.

Để đảm bảo quá trình bọc răng sứ diễn ra suôn sẻ, một phòng khám nha khoa uy tín cần đáp ứng được những tiêu chí sau:

  • Được đơn vị chức năng có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động, chứng thực có cơ sở vật chất, máy móc, phòng khám, đội ngũ y/bác sĩ đạt tiêu chuẩn.
  • Quy tụ nhiều bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực răng hàm mặt.
  • Sở hữu hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại để hỗ trợ bác sĩ trong suốt quá trình thăm khám và làm răng.
  • Quy trình bọc răng sứ khoa học, bài bản, từ khâu thăm, tư vấn đến gắn răng sứ và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tại nhà.
  • Sử dụng răng sứ chất lượng và có chế độ bảo hành theo đúng tiêu chuẩn của hãng.

Khi lựa chọn được địa chỉ bọc răng sứ chất lượng, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về sự an toàn, tính thẩm mỹ và độ bền của răng sứ. Đặc biệt, bạn sẽ hạn chế gặp phải tình trạng hôi miệng cũng như những rủi ro như răng sứ nhanh bị nứt, kích ứng răng nướu, hở chân răng sứ….

Copyright © 2017 vietsave. All Rights Reserved.
Messenger
<< Địa chỉ
TP. HỒ CHÍ MINH
  • 1089 Nguyễn Ảnh Thủ, p. Tân Chanh Hiệp, Q 12, Hồ Chí Minh